Giới thiệu
Khi trẻ được 2 tuổi, bé đã phát triển được vốn từ vựng và có nhiều bé đã nói, hát được nhiều câu dài. Bé nhà bạn có vốn từ ít? Bé không chịu nói? Hoặc bạn cảm thấy bé chậm nói? Bạn có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách sử dụng đồ chơi cho trẻ chậm nói để tích cực phát triển ngôn ngữ, hoàn thiện các kỹ năng đang phát triển và gắn kết tình cảm gia đình.
Đồ chơi nào sử dụng tại nhà tốt nhất cho trẻ chậm nói?
Có một sự thật là, bạn có thể sử dụng bất kỳ đồ chơi nào hoặc bất kỳ điều gì mà bé nhà bạn thích để luyện nói cùng con. Đồ chơi không cần phải cầu kỳ hay bắt buộc phải mua nhiều đồ chơi mới để cho bé chơi đùa. Nhưng sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể kết hợp sự mới mẻ với những điều bé yêu thích, nó sẽ làm tăng sự hiệu quả của việc thực hành liệu pháp ngôn ngữ.
Sử dụng đồ chơi kích thích trẻ chậm nói có thể:
+ Dạy cách yêu cầu giúp đỡ
+ Học cách tạo ra âm thanh vui nhộn
+ Học thêm từ mới
+ Sử dụng các cụm từ lặp lại
+ Chơi trò nhập vai, kích thích trí tưởng tượng:
+ Kỹ năng xã hội và cách họ tương tác gắn kết với mọi người xung quanh
Tại sao bạn nên mua đồ chơi cho bé chậm nói sử dụng tại nhà?
Cha mẹ chính là người tiếp xúc với con cái thường xuyên, nên họ sẽ là người giỏi nhất trong việc hỗ trợ khả năng nói của trẻ. Bố mẹ có thể là người quan sát, lắng nghe hoặc cũng chính là người tham gia vào trò chơi cùng con trẻ.
Cho dù bạn chọn bất kỳ loại đồ chơi nào và bạn tương tác, nói chuyện cùng trẻ đều là một tích cực. Bạn không cần chọn một đồ chơi đắt tiền hay quan tâm đến sở thích của trẻ là quan trọng nhất. Một món đồ chơi dù có đắt tiền đến đâu nhưng không phù hợp sở thích của trẻ thì đều lãng phí.
Cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói
Bạn có biết rằng tại các trung tâm trị liệu ngôn ngữ, các giáo viên sử dụng đồ chơi trong các buổi trị liệu và bạn có thể giúp con của mình phát triển kỹ năng ngôn ngữ trong những giờ chơi tại nhà. Không có đồ chơi nào là tốt nhất cho trẻ chậm nói, chỉ có đồ chơi trẻ yêu thích muốn tham gia hoặc trẻ sẽ từ chối chơi. Và, để lựa chọn được loại đồ chơi phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo các ý kiến sau:
+ Đồ chơi có kết thúc mở: Chúng là những loại đồ chơi có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau và cho phép con bạn tự do sáng tạo theo cách riêng của chúng. Những đồ chơi cho bé chậm nói này có thể kể đến như: Đồ chơi lắp ráp, đồ chơi gỗ, đồ chơi đóng vai,…
+ Không chọn đồ chơi theo giới tính: Bạn có thể chọn bất kỳ loại đồ chơi nào mà bạn thấy phù hợp. Bé trai cũng có thể chơi đồ chơi nhà bếp, bé gái cũng có thể chơi ô tô,…điều này giúp trẻ tăng vốn từ vựng trong mọi lĩnh vực.
+ Đồ chơi vận động cho trẻ: Những đồ chơi vận động vừa giúp tăng cường thể lực và tăng cường vốn từ cho trẻ trong suốt quá trình tương tác.
+ Đồ chơi ngoài trời: Hãy thường xuyên cho trẻ ra ngoài trời để khám phá thế giới xung quanh, bé sẽ tận mắt nhìn cuộc sống chứ không thông qua tranh ảnh. Hãy trò chuyện với trẻ, chỉ cho trẻ nhìn và cùng trẻ quan sát. Bạn có thể không cần mua đồ chơi khi ra ngoài trời hoặc lựa chọn các đồ chơi kích thích trẻ chậm nói như: Dụng cụ thổi bong bóng, dụng cụ bắt côn trùng,…
+ Đồ chơi theo sở thích của trẻ: Trước khi quyết định mua một món đồ chơi nào cho trẻ chậm nói, thì bạn hãy nghĩ về những việc mà con bạn thích. Bé yêu thích động vật thì bạn có thể mua đồ chơi trang trại hoặc bé có sở thích về một nhân vật đặc biệt nào đó. Một đồ chơi bé yêu thích sẽ giúp bé hào hứng, gắn bó hơn và học hỏi được nhiều hơn.
+ Độ bền: Thực hành liệu pháp ngôn ngữ là một quá trình liên tục với những âm thanh và những từ lặp lại giống nhau. Chính vì thế, bạn cần một đồ chơi cho trẻ chậm nói bền bỉ, có thể chịu được tần suất hoạt động cao và có thể sử dụng trong thời gian dài.
Bài viết mới nhất
-
Top 8 ghế ăn dặm hình thú cho bé
-
Top 6 ghế ăn dặm Summer infant
-
Top 7 ghế ăn dặm bonbebe
-
Top 4 ghế ăn dặm Newber
-
Top 6 ghế ăn dặm Apramo
-
Top 7 ghế ăn dặm Babyhop
-
Top 7 ghế ăn dặm bập bênh
-
Top 11 ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi
-
Top 6 ghế ngồi ăn cho bé 2 tuổi
-
Top 5 ghế ăn dặm kiêm gội đầu
-
Top 5 ghế ăn dặm ikea