Cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Cháo là một món ăn phổ biến cho các bé trong độ tuổi ăn dặm. Nấu như thế nào để bé ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo cách nấu cháo ăn dặm cho bé chuẩn chỉ nhất.

Việc nấu cháo như thế nào sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bé, ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những cách chế biến khác nhau.

  1. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé mới bắt đầu ( 5 – 6 tháng )
  • Ở giai đoạn này tỷ lệ nấu gạo với nước của bé là 1:10, nấu cháo loãng để bé làm quen là chủ yếu.
  • Thực đơn chủ yếu ở giai đoạn này là: Rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa
  • Nên chọn các loại rau có màu xanh thẫm.
  • Các loại củ có thể dùng: Cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,

Lưu ý:

  • Ở giai đoạn này chủ yếu là để bé làm quen với các loại thực phẩm nên không cần ép bé ăn.
  • Chỉ  sử dụng lá, không dùng phần cuống cứng.
  • Không nêm gia vị vào cháo.
  • Áp dụng nguyên tắc 1 thực phẩm ăn liên tiếp 3 bữa để theo dõi phản ứng của bé có bị dị ứng hay không.
  1. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ  7– 10 tháng
  • Ở giai đoạn này cháo sẽ được nấu đặc hơn  với tỷ lệ 1:8 hoặc 1:6 tùy khả năng ăn của bé.
  • Mẹ bắt đầu bổ xung các loại thịt từ động vật như: cá, trứng, tôm,….
  • Sử dụng thịt nạc mềm và các loại cá béo.

Lưu ý:

  • Không ăn cá quá 3 lần/ tuần
  • Hạn chế các loại vỏ cứng như: Trai, sò,….
  • Chỉ ăn lòng đỏ trứng, không ăn lòng trắng.
  1. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé trên 11 tháng.
  • Có thể cho bé ăn thêm mỡ ( thay dầu ăn ) tốt nhất là mỡ gà.
  • Có thể cho bé ăn cua để tăng canxi ( 5 con cua là đủ  lọc 1 bát nước đầy 30g)
  • Ở độ tuổi này bé có thể ăn ngày 3 bữa cháo.
  1. Các sai lầm thường mắc phải
  • Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương: Việc này khiến cho các chất béo – protein bị kết tủa, làm giảm chất dinh dưỡng và mùi vị bị biến đổi.
  • Nêm gia vị cho các bé khi mới ăn dặm: Việc này sẽ khiến thận của bé bị ảnh hưởng. Việc nêm các gia vị mắm muối nên bắt đầu sau 1 tuổi.
  • Khuấy đảo thức ăn liên tục: Sẽ làm giảm chất dinh dưỡng và đồ ăn bị nát khiến món ăn kém hấp dẫn không thu hút bé.
  • Thêm ngũ cốc vào cháo: Sẽ khiến bé yêu bị đầy bụng.
  • Lạm dụng máy xay: Việc sử dụng máy xay quá lâu sẽ khiến khả năng nhai nuốt của bé bị giảm, bé ăn các đồ thô cứng sẽ bị nôn trớ.
  • Không cho giàu ăn vào cháo: Đây là quan niệm sai lầm, việc cho dầu ăn vào cháo sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi các dưỡng chất.
  • Cho sữa vào cùng thực phẩm khác: Việc sữa bị đun sôi sẽ khiến các chất dinh dưỡng cũng như protein bị phân hủy.
Bình luận