Trẻ sơ sinh từ 1 - 12 tháng tuổi biết làm những gì

Đó có thể là một cô bé hoặc một cậu bé hoặc có thể là cả 2 nếu bạn sinh đôi. Các em bé sơ sinh đã đến với cuộc sống của bạn và làm cuộc sống của bạn thay đổi mãi mãi. Đó là một điều vô cùng kỳ diệu nhưng cũng có rất nhiều khó khăn đang chờ đón bạn. Với list danh sách những điều mà trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi biết làm những gì sẽ giúp bạn vững tâm và hiểu bé hơn trong suốt quá trình chăm sóc bé.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-1-thang

1.    Trẻ 1 tháng tuổi biết làm gì:
Cuộc sống của  bé 1 tháng tuổi thường xoay quanh việc: ăn vài lân – ngủ thường xuyên -  vệ sinh cá nhân. Và mẹ có biết bé 1 tháng tuổi đã biết làm rất nhiều thứ không?
- Ngoại hình: Vẻ bề ngoài của bé thay đổi nhanh chóng qua các tuần.
- Phản xạ: bé đã có những phản xạ sơ sinh như: xác định vị trí ( núm ti, bầu sữa ) phản xạ mút tay ( dấu hiệu bé đói muốn ăn ) phản xạ Palmar ( phản xạ nắm chặt ngón tay khi bạn để ngón tay của bạn trong lòng bàn tay của bé ) phản xạ Moro ( phản xạ khi bé bị giật mình )
- Thị giác
+ Khi bé được 1 tháng tuổi bé có thể nhìn các độ vật hay khuôn mặt ở khoảng cách gần từ 15cm đến 20cm. Còn ở phạm vi xa bé sẽ không nhìn thấy rõ. Lúc này các cơ kiểm soat hoạt động của mắt chưa phát triển tốt nhất.
+ Khả năng nhìn màu sắc của các bé cũng đang phát triển. Chính vì thế bố mẹ cần treo xung quanh giường của bé những độ vật có nhiều màu sắc để giúp khả năng phân biệt màu sắc của bé phát triển. Ở độ tuổi này bé thích nhìn những màu sắc đen – trắng, có độ tương phản cao.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-1-thang


- Thính giác: 
+ Các bé đã có thể nghe được âm thanh khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Những âm thanh  hệ tiêu hóa của mẹ hay cả giọng nói của những người khác cũng là 1 phần trong thế giới của bé trước khi bé sinh ra. 
+ Khi bé được sinh ra, các âm thanh trở lên to và rõ ràng hơn đôi khi sẽ khiến bé bị giật mình hoặc được xoa dịu bởi tiếng ồn trắng.
+ Bé rất thích nghe giọng của mẹ. Bạn hãy thủ thỉ nói chuyện, hát, kể chuyện cho bé nghe. Nếu bạn thấy bé phát ra âm thanh, hãy lặp lại và chờ bé hồi đáp lại. Đây là cách bạn dạy bé cách biết giao tiếp, nhịp điệu và nhịp độ.
+ Bé rất thích nghe nhạc ( tất cả các loại nhạc điệu khác nhau ) và có thể vô cùng thích thú với các âm thanh thường ngày trong cuộc sống.
- Vị giác: Vị giác của bé đã phát triển và bé có thể phân biệt được vị ngọt – đắng. ở độ tuổi 1 tháng bé sẽ thích những thứ ngọt ngào như sữa mẹ - sữa công thức.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-1-thang


- Khứu giác: bé có thể dễ dàng nhận ra mùi hương của mẹ.
- Xúc giác: Ngày nay việc tiếp xúc da kề da ngay sau sinh đã được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện. Việc này giúp bé cảm nhận được tình yêu và sự mềm mại của những người chăm sóc bé.
- Khóc: bé sẽ giao tiếp với bố mẹ thông qua tiếng khóc để biểu đạt cho bố mẹ biết bé đang có nhu cầu gì hay bị đang mệt mỏi trong cơ thể.
- Đầu và chuyển động: 1 số bé khi được đặt nằm sấp đã có thể nâng đầu 45 độ và các bé có những phản xạ nguyên thủy như phản xạ bước đi.
- Cười: một số bé đã có thể đáp lại nụ cười của mẹ bằng một nụ cười.
2.    Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì
Bạn đã trải qua 1 tháng với bé sơ sinh và bạn đã dần hiểu được các tín hiệu bé phát ra bé cần gì, bé muốn gì và sở thích của bé như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem trẻ 2 tháng thì biết làm những gì nhé.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-2-thang


- Vận động: trẻ 2 tháng tuổi đã có khả năng kiểm soát cơ thể được nhiều hơn và tốt hơn.
+ Bé có thể giữ đầu ở tư thế ngẩng cao được lâu hơn và phản xạ mút tay ( để an ủi bản thân ) là một trong những sở thích của bé. 
+ Bạn có thể đặt 1 vài món đồ chơi bằng bông mềm vào trong lòng bàn tay của bé và bé sẽ nhanh chóng nắm chặt lấy chúng.
+ Bé có thể cong người, gập chân lại.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-2-thang


- Thị giác: Tầm nhìn và phản xạ mắt của bé đã được cải thiện nhiều. Bé có thể nhìn theo 1 đồ vật chuyển động. 
+ Tầm nhìn màu sắc của bé cũng phát triển, hãy treo những đồ vật rực rỡ màu sắc cho bé ngắm nhìn.
+ Khuôn mặt người là điều bé yêu thích đặc biệt là khuôn mặt của bố và mẹ. Bạn có thể lắp 1 chiếc gương ở cạnh bé để bé có thể quan sát được bản thân mình trong gương. Bé sẽ không nhận ra mình trong gương, nhưng bé sẽ thấy các phản xạ của mình trong gương thật là hấp dẫn.
+ Mắt của bé nhà bạn có thể nhìn như bị lác khi cố nhìn đồ vật gì ở gần mũi, điều này là bình thường trong vài tháng đầu của bé.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-2-thang


- Xúc giác: Khả năng cầm nắm ở trẻ đã tốt hơn. Bạn hãy cho bé cầm nắm thêm nhiều đồ vật với các chất liệu khác nhau để bé được cảm nhận như: 1 chiếc lông vũ, 1 quả bóng bằng vải, 1 chiếc gặm nướu bằng silicon,….

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-2-thang


- Thính giác: 
+ Bé đã có khả năng phân biệt đâu là giọng nói và gương mặt của mẹ.
+ Bé phản ứng tốt nhất với những âm thanh ở tông cao, bạn có thể cho bé nghe nhạc hoặc khi bé thức giấc cho bé quan sát và lắng nghe những âm thanh trong cuộc sống.
+ Mẹ hãy thường xuyên cho bé nghe các thể loại nhạc và hãy thủ thỉ nói chuyện hoặc kể chuyện cho bé nghe sẽ kích các cơ quan phát triển hơn.
-Vị giác: Ở giai đoạn này vị giác của bé cũng chưa rõ ràng vì thức ăn chủ yếu của bé giai đoạn này là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vị giác bé nếm được thường thông qua sữa mẹ ( thức ăn mẹ ăn hàng ngày sẽ tác động lên mùi vị của sữa ) và những hương vị bé nếm trong đầu đời này sẽ ảnh hưởng đến sở thích sau này của bé.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-2-thang


- Cảm xúc: 
+ Bé bắt đầu hóng chuyện và có thể đáp lại lời mẹ nói bằng những âm thanh của riêng bé.
+ Bé có thể cười to thích thú khi bạn làm “trò hề” với bé.
3.    Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì
Bé nhà bạn đã được 3 tháng tuổi rồi và bé bắt đầu biết làm nhiều thứ hơn như: hóng chuyện, lật người,….biết cầm nắm đồ vật và nhìn đồ vật một cách chính xác hơn.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-3-thang


- Thị giác: 
+ Khi bé gần cuối 3 tháng bé sẽ phát hiện được các khuôn mặt quen thuộc ở ví trị cách xa. Khoảng cách nhìn của bé không còn ngắn như trước đây.
+ Bé rất thích nhìn các khuôn mặt và có thể bạn sẽ nhiều lúc bắt gặp bé nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn mãi vào 1 bức tranh trên tường.
+ Các màu sắc nổi bật là điều các bé vô cùng thích nhìn, các màu sắc nhạt rất khó để bé nhìn thấy, nên bố mẹ cần lưu ý khi mua đồ chơi cho bé.
+ Hoạt động của mắt đã được cải thiện. Bé có thể theo dõi các vật thể chuyển động từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
+ Bé thích thú khám phá thế giới bên ngoài. Nếu bạn đẩy xe cho bé đi chơi hãy chỉ cho bé thấy các địa điểm mà bé được đi qua.
+ Bé đã có thể tập trung nhìn vào các đồ vật và hiện tương mắt lác ở tháng thứ 2 cũng dần biến mất.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-3-thang


- Vận động:
+ Bé đã có thể vươn tay, cầm nắm đồ vật. Đó là sự tiến bộ vượt bậc trong sự phối kết hợp giữa mắt và tay.
+ Nhiều bé đã có thể tự lật người lại, chống 2 tay nâng ngực lên và ngẩng đầu cao 90 độ lên để ngắm nhìn thế giới theo 1 cách khác.
+ Bé thích việc mút các ngón tay hay cho các đồ vật vào việc để khám phá chúng hay để an ủi bản thân. Đây là sự phát triển lành mạnh, bé đã nhận biết và khám phá ra được bàn tay và ngón tay của mình.
+ Khi bạn ôm bé vào lòng và đặt bé ở tư thế ngồi dựa lưng bé vào người bạn. Bé đã có thể giữ đầu khá ổn định.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-3-thang


- Thính giác:
+ Bé thích nghe giọng của mẹ, bạn có thể kể cho bé nghe mọi chuyện hàng ngày với giọng điệu thoải mái như bạn đang nói chuyện với mọi người. 
+ Bé có thể đáp lại lời trò chuyện của mẹ bằng các âm thanh ê a và bạn hãy dừng lại nghe bé nói sau đó lặp lại.
+ Bé có thể xoay người về phía âm thanh mà bé thích.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-3-thang


- Ngủ:
+ Có những bé đã có thể ngủ suốt đêm mà không cần ăn đêm.
Hãy lưu tâm nếu bé nhà bạn không:
+ Giật mình trước 1 âm thanh bất ngờ.
4.    Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì
Bé nhà bạn đã bước sang tháng thứ 4 với những sự tiến bộ vượt bậc hơn so với những tháng trước. Nếu nói về các bậc thầy trong việc học hỏi thì các em bé chính là thiên tài trong lĩnh vực này. Các bé phát triển và học hỏi lớn lên trong từng ngày trôi qua. 
Giai đoạn sơ sinh đã trôi qua và thay thế vào đó là những cột mốc tăng trường mới, bạn sẽ cảm thấy thú vị và thoải mái hơn trong giai đoạn này.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-4-thang


- Thị giác:
+ Bé đã có thể nhìn xa hơn rất nhiều so với các tháng trước.
+ Bé biết phân biệt các màu sắc khác nhau.
+ Bé có thể tập trung nhìn vào một vật và mắt của bé không còn bị lác nữa.
+ Bé có thể quan sát mọi người hoạt động, di chuyển như thế nào. Có thể quan sát một quá bóng lăn như thế nào.
+ Sự phối hợp giữa tay và mắt trở lên hoàn thiện hơn. Bạn có thể thấy bé nhìn chằm chằm 1 vật thể và từ từ đưa tay cầm nó lên hoặc bé giơ bàn tay của mình lên ngâm cứu.
+ Bé thích ngắm nhìn hình ảnh phức tạp và đa dạng màu sắc hơn. Bạn có thể mua cho bé những quyển sách nhiều màu sắc cho bé khám phá.
+ Hãy kích thích thị giác của bé tốt hơn bằng cách đưa bé đi khám phá thế giới bên ngoài.
+ Bé có thể nhận ra khuôn mặt của mẹ và mọi người từ xa.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-4-thang


- Vận động:
+ Bé đã có thể lật người 1 cách dễ dàng và sử dụng lực ở tay và toàn bộ cơ thể để đẩy người đến vị trí mà mình muốn.
+ Nhiều bé có thể tự đẩy tay chống người lên để cố gắng ngồi dậy.
+ Đôi chân bé cứng cáp hơn và có thể chịu được trọng lượng của cơ thể.
   Thính giác:
+ Bé bắt đầu nghe và hiểu ý nghĩa những lời nói của mẹ và trong vài tháng tới bé có thể bập bẹ nói được 1 vài từ.
+ Bé bắt đầu đáp lại các câu chuyện của mẹ. Mẹ hãy lặp lại âm thanh bé vừa phát ra và giới thiệu cho bé thấy mọi thứ xung quanh bé.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-4-thang


-    Xúc giác:
+ Bé sẽ tìm hiểu thế giới thông qua những cảm xúc mà bé cầm nắm được hoặc là cảm nhận được ( một cơn gió thổi qua mặt bé  - một cái ôm ấm áp của mẹ )
+ Hãy cho bé cầm chạm vào mọi thứ như: đồ chơi – sách – chăn – quần áo để bé khám phá thế giới xung quanh một cách an toàn.
-    Cảm xúc:
+ Bé thích thú cười lớn khi được chơi đùa và có thể khóc thét lên khi cuộc chơi dừng lại.
+ Bé bắt đầu hiểu được nguyên nhân và kết quả. Nên bé sẽ có những thể hiện phản ánh tâm trang của bé như: buồn rầu, chán nản, cáu kỉnh,…

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-4-thang


Hãy lưu tâm nếu bé nhà bạn không:
+ Nhận ra bạn bằng mắt
+ Thích thú hay hản ứng với các âm thanh, hình ảnh mới.
+ Kiểm soát tốt hoạt động của mắt và mắt có dấu hiệu bị lác.
+ Chỉ phản ứng với 1 vài âm thanh.
+ Không cười
+ Ngẩng đẩu hay giữ cố định đầu trong 1 khoảng thời gian.
5.    Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì
Khi bé đạt mốc 5 tháng nhiều bé đã có thể ngồi được và đạt được nhiều mốc quan trọng hãy cùng khám phá xem bé đã biết làm những gì nhé.
- Vận động:
+ Nhiều bé đã có thể tự đẩy người ngồi dậy, có thể chỉ ngồi vài giây rồi lại bị đổ ngã nhưng chuyện này sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
+ Khả năng cầm nắm – phối kết hợp giữa mắt và tay trở lên tốt hơn tháng trước.
+ Bé nhà bạn sẽ ngủ ít hơn và sẽ thường tỉnh táo nhất vào buổi sáng. Chính vì thế các hoạt động vui chơi mẹ hãy cho bé khám phá vào khoảng thời gian này.
+ Sử dụng tay hoặc chân để đẩy đồ vật rơi xuống đất và chờ đợi phản ứng của mọi người.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-5-thang


- Thị giác:
+ Hãy thường xuyên cho bé khám phá thế giới xung quanh bằng các đưa bé ra bên ngoài.
+ Những bức tranh – quyển sắc nhiều màu sắc là các món đồ chơi cần thiết cho bé trong giai đoạn này.
+ Nhỉm cười và nhận biết được các khuôn mặt quen thuộc.
- Thính giác:
+Bé có thể phân biệt được các câu trong đoạn hội thoại.
+ Có thể nhận biệt được tên của mình khi được gọi.
- Ngôn ngữ: 
+ Đây là giai đoạn quan trọng của nền tảng ngôn ngữ, vì vậy bạn hãy cùng bé học nói thông qua các câu chuyện – qua âm nhạc và qua các buổi đi chơi.
+ Bập bẹ, cố gắng bắt chước các ngôn ngữ.
- Bố mẹ hãy dành cho bé những khoảng thời gian “chết” để bé 1 mình trong yên tĩnh vì não của bé đang tràn ngập nhiều thông tin, hình ảnh, kỹ năng mới. Bé cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi và phát triển các kỹ năng mới.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-5-thang


- Cảm xúc:
+ Bé đã có thể nhận biệt được các đồ vật được dấu dưới chăn hoặc mẹ đi khuất khỏi tầm nhìn của bé. Bé sẽ có những phản ứng như khóc để gọi mẹ quay lại.
+ Bé có thể bắt chước nét mặt của người lớn như: cay mày, cười, khóc,…
+ Bé có thể khóc theo nhiều cách khác nhau để biểu hiện cảm xúc.
Khi nào bạn cần lo lắng:
+ Mắt bé bị lác.
+ Không thể ngẩng đầu
+ Không thể ngồi dậy với sự hỗ trợ.
+ Không phản hồi hoặc không quan tâm đến khuôn mặt của bạn.
6.    Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì
Bạn có tin rằng mình đang ở nửa năm đầu tiên của bé hay không? Trẻ 6 tháng tuổi như một miếng bọt biển có thể hấp thụ mọi thông tin về thế giới xung quanh. Tháng nay bé sẽ học thêm được nhiều điều mới như: Bắt đầu ăn thức ăn đặc, biết ngồi,…

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-6-thang


- Vận động:
+ Bé bắt đầu truyền đồ chơi, vật dụng từ tay này sang tay kia.
+ Bé có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ của người khác.
+ Bé sẽ nhún nhảy, bật nhảy bằng chân khi được giữ ở tư thế đứng.
+ Bé bắt đầu tập bò
- Thị giác:
+ Khả năng nhìn tốt hơn ( gần ngang bằng người lớn )
+ Bé thích nhìn vào gương, nhìn các phản xạ của cơ thể mình trong gương.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-6-thang


- Ngôn ngữ:
+ Bắt đầu trả lời khi nói chuyện và cố gắng phát ra nhiều âm thanh khác nhau.
Thức ăn: bé có thể ăn được các loại thức ăn đặc. Ở giai đoạn này mẹ có thể biết được các món ăn sở thích của bé và xác định xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-6-thang


Khi nào bạn cần lo lắng:
+ Không cố gắng với các đồ vật xung quanh bé.
+ Không đáp lại tình cảm và phản ứng với âm thanh.
+ Không phát ra âm thanh.
+ Không thể di chuyển cơ thể.
7.    Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì
Bé đã được 7 tháng tuổi, ở tháng này có nhiều bé đã ngồi vững hay lấy đồ chơi bé muốn 1 cách thành thạo.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-7-thang


- Vận động: 
+ Về cơ bản thì sự phát triển của bé 7 tháng cũng khá giống các bé ở đột tuổi 6 tháng. Tầm tháng này bé đã có thể bò hoặc bò tốt. 
+ Không có con số chắc chắn cho việc tập bò của bé, thường các bé sẽ bắt đầu bò từ 6 đến 10 tháng. 
+ Mỗi bé có cách bò khác nhau hoặc là một bé có nhiều cách bò khác nhau nên bạn không cần lo lắng nếu bé nhà bạn có cách bò khác các bé khác. Chỉ cần bé nhà bạn có thể xác định được hướng bé cần bò đến và bò đến nơi là được.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-7-thang


- Bé 7 tháng tuổi biết:
+ Bé nhận biết được các từ cơ bản.
+ Bé cảm nhận thế giới thông qua vị giác, xúc giác, thị giác,…
+ Bé 7 tháng sẽ linh hoạt hơn. Các bài học bé đang học ở tháng thứ 6 sẽ hoàn thiện hơn trong tháng thứ 7.
+ Bé đặc biệt thích đọc sách, mẹ hãy lựa chọn những quyển sách cảm ứng, màu sắc và phát ra âm thanh cho bé khám phá.
8.    Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì
Bé của bạn khi được 8 tháng tuổi chắc hẳn là một em bé bận rộn, bởi bé thích bò đi khắp ngõ ngách trong nhà để khám phá cuộc sống. Độ tuổi này bé chủ yếu khám phá thế giới bằng các cố gắng đưa các đồ vật vào miệng và cố gắng nếm thử chúng.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-8-thang


- Vận động:
+ Hãy thường xuyên đưa bé ra ngoài trời để khám phá thế giới. Khi bé trên 6 tháng tuổi bạn đã có thể sử dụng kem chống nắng cho bé.
+ Bé đã có thể cố gắng ghép các món đồ chơi hình khối lại với nhau.
+ Bé ngồi và bò vững chắc.
+ Sự phối hợp giữa tay và mắt trở lên nhuần nhuyễn. Bé có thể khám phá một món đồ chơi hấp dẫn ở vị trí cách xa bé và bé di chuyển cơ thể lấy chúng lên để khám phá.
+ Thích nhún nhảy khi bé ở tư thế đứng.
+ Có nhiều bé đã cố gắng bám vịn để kéo cơ thể đứng lên.
- Thính giác:
+ Ngoài các giai điệu nhạc, thì bé có thể bắt đầu giới thiệu cho bé các điệu nhảy theo nhịp để các bé lắc lư theo.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-8-thang


- Thị giác:
+ Những khuôn mặt quen thuộc hay những quyển sách có hình ảnh quen thuộc đều rất kích thích trẻ.
+ Khi nhìn thấy 1 đồ vật chuyển động hấp dẫn, bé sẽ nhìn chằm chằm vào chúng và cố gắng phân tích tại sao chúng có thể hoạt động được như thế.
- Ngôn ngữ: Bé đã có thể biết những từ bé được nghe nhiều như: bình sữa, bóng,…
- Khứu giác của bé đã phát triển tốt, mẹ hãy cho bé khám phá thế giới xung quanh bằng cách ngửi mùi của thế giới xung quanh như mùi của một bông hoa,…
9.    Trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì 
Khi bé được 9 tháng bé đã có thể bò một cách thành thạo, nhiều bé bám mem đi và có thể vẫy tay chào tạm biệt.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-9-thang


- Ngôn ngữ: 
+ Tuy bé chưa thể hiểu bạn đang muốn nói gì, nhưng bé có thể hiểu khi bạn nói “không” khi không muốn bé chạm vào một vật nguy hiểm nào đó.
+ Bé biết nói những từ đơn giản như: bà, ba, gà,…

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-9-thang


Vận động: Bé có thể đã bò thành thạo hoặc có thể kéo cơ thể lên một ví trị trên cao để bám mem đi khắp nhà bằng cách bám vào đồ đạc trong gia đình.
Ăn uống: bé có thể tự cầm đồ ăn trên tay và tự ăn.
10.    Trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì
10 tháng tuổi có thể là mốc quan trọng của nhiều bé. Nhiều bé đã tự biết cầm đồ để ăn, tự đứng lên, hoặc xếp đồ.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-10-thang


- Vận động: 
+ Bé có thể ngồi xổm xuống từ từ khi đang đứng.
+ Bám vịn các đồ vật trong nhà để đi men.
+ Có thể sắp xếp các món đồ chơi.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-10-thang


- Ngôn ngữ:
+ Vẫy tay chào tạm biệt mọi người.
+ Câu từ của bé nhiều hơn và cách phát âm rõ ràng hơn.
Cảm xúc: Bé biết biểu cảm sự chia ly khi phải xa rời mẹ.
11.    Trẻ 11 tháng tuổi biết làm gì
- Vận động: bé bám vịn di chuyển nhiều hơn, nhiều bé nhanh có thể đi được vài bước trong giai đoạn 11 tháng tuổi.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-11-thang


- Tư duy: Não bé phát triển tốt hơn và biết lắng nghe phân tích nhiều hơn. Bé biết sử dụng các đồ vật hàng ngày như: điều khiển ti vi, điều khiển quạt,…
12.    Trẻ 12 tháng tuổi biết làm gì
Sắp sinh nhật của bé và có lẽ sẽ mang lại cho bé nhiều cảm xúc với những gì đã trải qua cùng bé. Bé của bạn giờ đây đã hoàn thiện rất nhiều kỹ năng.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-12-thang


- Vận động: 
+ Nhiều bé ở giai đoạn này đã có thể tự đứng lên mà không cần bám víu vào đồ vật gì. Bé có thể di chuyển được nhiều hơn và có thể sẽ quay lại bò nếu bé thích.
+ Bé biết làm động tác bơi khi ở trong nước.
+ Các ngón tay của bé trở lên linh hoạt và bé có thể dễ dàng cầm nắm các đồ vật.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-12-thang


-    Có bé đã biết tự cởi quần áo, tất, mũ,..
-    Biết bỏ đồ vật vào và lấy ra.
-    Biết bắt chước động tác của người khác và đặc biệt là của các trẻ khác.
-    Nhận thức: Suy nghĩ và nhận thức của trẻ đã trưởng thành hơn và trẻ có thể đáp lại những yêu cầu đơn giản mà bố mẹ yêu cầu.

tre-so-sinh-tu-1-den-12-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi-12-thang


Lưu ý dành cho mẹ:
-    Mỗi bé sẽ có những mốc phát triển khác nhau. Nếu bé nhà bạn chưa đạt được các mốc phát triển như trên thì bạn cũng không cần quá lo lắng hoặc nếu lo lắng bạn có thể đến gặp bác sĩ.
Nguồn: tổng hơp
 

Bình luận