Mẹo xử lý khi trẻ bị ong đốt

Vào mùa hè và mùa thu là thời điểm Ong hoạt động mạnh nhất chính vì thế tình trạng trẻ bị ong đốt xảy ra thường xuyên hơn. Cho nên bố mẹ hãy bỏ túi ngay các mẹo xử lý khi trẻ bị ong đốt để không bị suy gan, suy thận ảnh hưởng tới sức khỏe bé.

Trẻ bị ong đốt có sao không?

  • Khi trẻ bị ong đốt sẽ bị sưng đỏ đau nhức ở chỗ bị đốt và khu vực xung quanh. Trong trường hợp nặng hơn là sẽ bị nhiễm độc nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nếu trẻ bị Ong đốt ở vùng hầu họng có thể dẫn đến sưng vù và co thắt thanh quản. Khiến bé bị ngạt thở cấp tính.
  • Nếu trẻ bị Ong đốt ở vùng mắt hoặc mí mắt có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, hỏng mắt.
  • Khi có trên 10 vết đốt trên cơ thể thường trẻ sẽ có biểu hiện: buồn nôn, sưng phù, rối loạn tiêu hóa, sốt,…hoặc nặng hơn có thể: hôn mê, trụy mạch, co giật,…

meo-xu-ly-khi-tre-bi-ong-dot

Các bước xử lý khi bị ong đốt:

  • Đưa bé ra khỏi vùng có Ong
  • Giữ bé nằm yên, tránh cử động nhiều khiến độc bị lây lan.
  • Kiểm tra vết thương nếu còn ngòi châm thì hãy dùng tay hoặc nhíp gắp bỏ đi một cách nhẹ nhàng. Không nạn ngòi vì túi độc sẽ dễ bị vỡ ra làm vết thương lan rộng hơn.
  • Dùng xà phòng hoặc cồn 70 độ rửa sạch chỗ bị ong đốt sau đó lấy băng gạc quấn quanh vùng bị ong đốt tránh nhiệm trùng.
  • Chườm đá lên da của bé để giảm sưng phù khó chịu.
  • Cho bé uống nước để thải bớt độc tố.
  • Theo dõi các biểu hiện của bé, khi có các triệu chứng nặng hơn hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

meo-xu-ly-khi-tre-bi-ong-dot

Mẹo xử lý khi trẻ bị ong đốt:

  • Bài 1: Sử dụng lá hẹ giã nát đắp vào vùng da bị sưng đốt.
  • Bài 2: Sử dụng hoa tươi chà sát vào vùng bị đốt để giảm sưng.
  • Bài 3: Sử dụng lá phù dung + muối giã nát đắp vào vùng da bị thương.
  • Bài 4: Vắt ít sữa mẹ để bôi vào vết sưng cho bé.
  • Bài 5: Sử dụng lá cúc vò nát đắp lên vết thương.
  • Bài 6: Cắt 1 miếng khoai sọ sống đắp nên vết thương giúp giảm đau.
  • Bài 7: Lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ vùng da bị thương sẽ làm dịu đau rất nhanh.
  • Bài 8: Sử dụng đá lạnh bọc vào 1 miếng vải để chườm vào vùng da bị sưng. Sẽ làm giảm đau và ngứa.
  • Bài 9: Tinh dầu oải hương – pha loãng 1 chút tinh dầu oải hương và bôi lên vùng da bị đốt.
  • Bài 10: Dùng kem đánh răng bôi vào vết thương giúp trung hòa nọc độc của Ong và giảm đau nhức

meo-xu-ly-khi-tre-bi-ong-dot

  • Bài 11: Bôi mật ong lên vùng da bị thương. Lưu ý không sử dụng mật ong nếu bị dị ứng.
  • Bài 12: Đắp 1 miếng me chua lên vùng da bị đốt 5 – 10 phút sẽ hết sưng đau.

Lưu ý, các phương pháp xử lý khi trẻ bị Ong đốt phía trên có thể sử dụng khi lượng vết thương ít và không phải các chỗ nguy hiểm.

Bình luận