Cách xử lý khi trẻ bị chảy nước dãi miếng nhiều

Bé nhà bạn hãy bị chảy nước dãi nhiều? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chảy nước dãi miếng nhiều nhé.

Chảy dãi có thể hiểu là khi nước miếng được sản xuất dư thừa trong miệng trẻ hoặc không được lưu giữ trong khoang miệng của trẻ.

+ Nếu trẻ dưới 4 tuổi bị chảy nước dãi nhiều thì cũng có thể coi là bình thường vì đó là giai đoạn các bé mọc răng hoặc bé chưa kiểm soát được.

+ Nếu trẻ trên 4 tuổi bị chảy nhiều nước dãi thì đây là hiện tượng bất thường bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-chay-nuoc-dai-mieng-nhieu

Nguyên nhận trẻ bị chảy nước dãi miếng nhiều: Chảy dãi được chia ra làm 2 loại là sinh lý và bệnh lý

  • Trẻ 3 – 4 tháng tuổi tuyến nước bọt đang phát triển và hoàn thiện nên lượng nước bọt tăng nhiều hơn. Ở giai đoạn này chức năng nuốt nước bọt của bé chưa hoàn thiện, khoang miêng còn nông nên gây ra hiện tượng chảy dãi

cach-xu-ly-khi-tre-bi-chay-nuoc-dai-mieng-nhieu

  • Mọc răng: Hiện tượng mọc răng sẽ khiến trẻ khó chịu và gây ra hiện tưởng chảy dãi.
  • Viêm mũi dị ứng: Nếu bé bị chảy nước dãi nhiều + hắt hơi + ngứa mũi,….thì mẹ nên đưa bé đi khám.
  • Bại não:  Trẻ bị chấn thương ở đầu, vàng da, gặp các vấn đề về não,…sẽ hay bị chảy dãi nhiều.
  • Nhiễm trùng: Các loại vi khuẩn hay viêm nhiễm trùng sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-chay-nuoc-dai-mieng-nhieu

  • Trào ngược thực quản dạ dày: Trẻ em thường hở van dạ dày hơn người lớn bởi vì van thực quản – dạ dày chưa được hoàn thiện. Khi bé bú sữa sẽ khiến hiện tượng trào ngược dạ dày xuất hiện. Nên tuyến nước bọt sẽ tiết ra để làm giảm cảm giác khó chịu của bé.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: Nhiễm khuẩn, nhiễm virus,tê liệt mặt,…
  • Nếu bé thường hay giật mình ban đêm, thường xuyên bị táo bón và thể trạng yếu,..thì bé đang mắc chứng tỳ khí hư.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-chay-nuoc-dai-mieng-nhieu

Dựa vào một số nguyên nhân được chỉ ra phía trên bố mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý khi trẻ bị chảy nước dãi miếng nhiều phía dưới:

  • Cho bé ăn cháo củ từ: Cắt củ từ thành cách lát mỏng và phơi khô sau đó đem xay thành bột. Sử dụng bột để nấu cháo cho bé ăn.
  • Đốt ngải cứu: Mẹ có thể đốt ngải cứu bấc hoặc đem chườm ngải cứu lên vùng bụng trên và bụng dưới của bé. Cách ngày mẹ làm 1 lần trong khoảng 1 đến 2 tuần sẽ giảm hiện tượng chảy nước dãi.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-chay-nuoc-dai-mieng-nhieu

  • Vệ sinh răng miệng: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh – massage làm sạch khoang miệng cho bé và giảm cảm giác khó chịu khi bé mọc răng.
  • Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, mẹ hãy ăn những thực phẩm có tính ôn như: thịt bò, tôm, lươn,….
  • Cho bé ăn cháo khoai lang: Mẹ có thể nấu hoặc hấp khoai lang và đánh nhuyễn cho bé ăn. Bé không cần ăn nhiều, 1 vài thìa là đủ.

Thông thường các trẻ tăng tuyến nước bọt thường dễ nuôi, dễ ăn và tăng cân đều hơn. Bởi trong nước bọt có chưa Enzym thủy phân tinh bột giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn và bé ăn ngon miệng hơn.

1 bình luận

Bình luận