Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những thí nghiệm về cát và giấy cho trẻ mầm non. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non. Thông qua các bài thí nghiệm bé sẽ hiểu hơn về môi trường, cây cối, sự nẩy mầm, sự phát triển, sự mật thiết giữa nước, ánh nắng mặt trời và thực vật,….Các mẹ đừng bỏ quên các thí nghiện về thực vật hữu ích này để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi ngày càng cao của trẻ.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam

1.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Hiện tượng nẩy mầm
Chuẩn bị:
Khay, đất, hạt giống ( các loại rau cải )
Thí nghiệm:
Chia lớp thành 3 nhóm với các chăm sóc cách khay hạt giống khác nhau.
- Nhóm 1: Khay được để ngoài ánh sáng mặt trời, tưới nước đều đặn.
- Nhóm 2: Khay được để trong bóng tối, tưới nước đều đặn.
- Nhóm 3: Khay được để trong bóng tối, ngày tưới được ngày không.
Sau 3 – 4 ngày, cho cả lớp quan sát sự khác nhau giữa 3 khay.
Bài học bé thu được: Ánh nắng mặt trời, nước, đất,…là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật. 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam


Ngoài ra, bạn có thể cho hạt đậu vào 1 chai nhựa có chưa bông gòn. Bạn và các bé có thể dễ dàng nhìn thấy hạt nẩy mầm như thế nào.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-su-phat-trien-cua-cay

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam


2.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Sự phát triển của cây
Chuẩn bị:
Chuẩn bị cùng 1 loại thực vật có các giai đoạn phát triển khác nhau. Ví dụ, hạt đậu nảy mầm, cây non, cây trưởng thành,…
Thí nghiệm:
- Cho bé quan sát sự khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của cây đậu
- Bài học sau thí nghiệm: Bé sẽ biết được 1 cây cần trưởng thành phát triển sẽ trải qua những giai đoạn, yếu tố nào: Đất, nước, ánh mặt trời, sự chăm sóc,…

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-su-phat-trien-cua-cay

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-su-phat-trien-cua-cay

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-su-phat-trien-cua-cay


Cô có thể giải thích thêm cho các bé rằng ngoài các hoạt hạt có thể nầy mần thành cây, thì cây cối cũng có thể mọc từ: thân, lá,….có những cây không cần yếu tố đất và nếu không có cây cối thì cuộc sống con người sẽ như thế nào,… Qua đó bé biết yêu quý thiên nhiên hơn.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-nay-mam


3.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Hoa hồng cầu vồng – quá trình hấp thụ
Chuẩn bị:
- Hoa hồng trắng
- Màu thực phẩm
- Kéo, cốc, nước
Thí Nghiệm:
- Nhỏ màu thực phẩm vào các cốc nước, mỗi cốc 1 màu khác nhau.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong


- Sử dụng kéo cắt dọc phần cành hoa hồng theo số lượng màu bạn có. Ví dụ, bạn có 5 cốc màu thì bạn cắt phần cuống hoa thành 5 phần.
- Tiến hành đặt các cốc màu gần nhau và cho phần cuống đã cắt của hoa vào từng cốc màu.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong


- Hoa hồng sẽ dần dần hấp thụ màu sắc của thực phẩm và chúng sẽ mất vài ngày đến vài tuần. Sau khi hoa đã hấp thụ màu sắc xong, hãy lấy chúng ra và cắm vào lọ hoa.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong


Bài học: Thực vật có thể đổi màu vốn có nếu chúng gặp nguồn nước khác nhau. Đây chính là quá trình hấp thụ của thực vật.
Ngoài hoa hồng, bạn có thể thí nghiệm sự đổi màu này với bất kỳ loại thực vật nào khác cho bé quan sát.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hoa-hong-cau-vong


4.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Lá rụng
Chuẩn bị:
1 ít chậu và đi thu thập các loại lá ( bao gồm cả đất xung quanh vị trí lá rụng )
Thí nghiệm:
- Cho bé quan sát xem trong đất có con vật gì không? Trong lá có con vật gì không? Tác dụng của các loại lá cây là gì? Đất ở khu vực có nhiều lá rụng với khu vực ít lá rụng có khác gì nhau không?
Bài học: Lá cây giúp đất ở khu vực đó tơi xốp và màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng hơn. Chúng còn là nguồn thức ăn cho các loại động vật khác.
5.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Củ khoai tây mọc thành cây
Chuẩn bị:
1 củ khoai tây có mầm, xẻng.
Thí nghiệm:
- Cắt đôi củ khoai tây ra. Trồng 1 nửa củ khoai tây xuống dưới đất ( phần chồi hướng lên trên ) và che phủ khoai tây bởi đất.
- Thường xuyên chăm sóc và tưới nước cho khoai tây. Theo dõi sự phát triển của cây và sau 1 tháng bạn sẽ thu hoạch được khá nhiều thông tin.
Bài học: Thực vật cần nước để sống? Chúng hút nước qua đâu ( rễ - thân cây )? Không khí?
6.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Hiện tượng mất nước ở lá cây – hiện tượng thoát hơi nước.
Chuẩn bị:
Túi bóng, dây chun, 1 cây xanh.
Thí nghiệm:
- Sử dụng túi bóng ( không có lỗ hở ) lồng vào 1 ít lá cây và sử dụng dây chun buộc chắc chắn chúng lại.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-mat-nuoc-o-la-cay


- Ngày hôm sau, quan sát sẽ có hiện tượng sương bám ở bên trong túi bóng.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-mat-nuoc-o-la-cay

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-mat-nuoc-o-la-cay


Bài học: Cây hút nước từ rễ và truyền đi khắp cây qua các ống dẫn ( tĩnh mạch ) đến từng chiếc lá.
7.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Cây cần ánh sáng
Chuẩn bị: 
1 thùng giấy
Cây xanh
Thí nghiệm:
- Hãy cho cây vào 1 thùng giấy đã được đục lỗ, chia tầng. Quan sát hiện tượng phát triển của cây. Cây sẽ cố gắng mọc vươn ra chỗ có ánh sáng.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-cay-can-anh-sang

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-cay-can-anh-sang

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-cay-can-anh-sang


8.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Lá thở như thế nào?
Chuẩn bị:
- Bát hoặc 1 cốc thủy tinh có chứa nước.
- Lá cây, hòn đá nhỏ
Thí nghiệm:
- Bạn chuẩn bị 1 chiếc bát thủy tinh có chứa nước ( thủy tinh giúp các bé dễ quan sát hơn) và vặt 1 chiếc lá trên cây ( không nhặt lá đã bị rụng)

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-cay-la-tho-nhu-the-nao


- Đặt chiếc lá vào bát nước, đè đá lên trên để lá chìm hoàn toàn dưới nước. Đặt bát ở ngoài trời hoặc nơi có ánh nắng mặt trời.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-cay-la-tho-nhu-the-nao


- Chờ đợi vài giờ và quan sát hiện tượng.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-hien-tuong-cay-la-tho-nhu-the-nao


Bài học: Quá trình quang hợp và thải oxy khỏi lá cây.
9.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Cây có thể mọc từ đỉnh củ cà rốt
Thí nghiệm:
- Sử dụng dao cắt bỏ phần thân cà rốt, chừa lại phần đầu khoảng 1,5cm
- Đặt cà rốt xuống khay, mặt cắt sẽ ở phía dưới và đổ nước vào ngập thân cà rốt.
- Để khay ở nơi có ánh nắng mặt trời và quan sát hiện tượng xảy ra.
Bài học: Cây có thể mọc từ phần lá ( ngọn ) của các loại thực vật.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-cay-moc-tu-dinh-cu-ca-rot

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-cay-moc-tu-dinh-cu-ca-rot

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-cay-moc-tu-dinh-cu-ca-rot


10.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Thử thách mổ xẻ một bông hoa
- Bạn, có thể chuẩn bị 1 bông hoa bất kỳ như: Hoa loa kèn, hoa tulip, hoa ly, kính lúp, giấy,…

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-thu-thach-mo-xe-mot-bong-hoa


- Tiến hành mổ xẻ hoa ra để phân tích, cố gắng mổ xẻ ra các bộ phận như: Rễ, cánh hoa, lá, phấn hoa, thân cây.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-thu-thach-mo-xe-mot-bong-hoa


Bạn có thể phân tích cho bé biết các bộ phận đó tên gọi là gì? thụ phấn là gì?
11.Các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non: Sử dụng thực vật làm chất nhuộm màu.
Bạn có thể sử dụng các loại rau cải, xay và lọc lấy nước. Ta sẽ thu được 1 loại dung dịch có màu xanh. Dung dịch này bạn có thể nhuộm màu thực phẩm, bông hoa,….

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-su-dung-thuc-vat-lam-chat-nhuom-mau

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non-su-dung-thuc-vat-lam-chat-nhuom-mau


Có gì tuyệt vời hơn các thí nghiệm khoa học về thực vật? đây là một trong các thí nghiệm mà trẻ mầm non có thể hiểu được. Trẻ mầm non luôn thích tìm hiểu về đất, các loại cây, giống hạy, nẩy mầm, cách cây ra hoa, tạo ra trái và các loại thực phẩm chúng được ăn hàng ngày. Những hoạt động về thực vật này sẽ khơi dậy trí tưởng tượng của họ, giúp họ tìm hiểu thực vật một cách trực quan nhất. Hãy cùng xem qua một số hình ảnh về các thí nghiệm thực vật nhé.

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non

 

cac-thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non


Với các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non phía trên các cô giáo sẽ lựa chọn tùy theo độ tuổi của bé để lựa ra các thí nghiệm phù hợp. Các thí nghiệp này cũng có thể áp dụng được với cấp 1 và cấp 2. Chúc các cô thành công.
Nguồn: Tổng hợp.

Bình luận