Hướng dẫn cách dạy trẻ con tập nói

Bố mẹ chắc hẳn rất muốn nghe bé cất tiếng gọi “ mẹ…ba…” đầu tiên, để có thể dễ dàng giao tiếp và hiểu những điều bé muốn nói. Vậy có phương pháp nào dạy trẻ tập nói hay không? Giúp bé nhanh nói hơn và giao tiếp dễ dàng hơn với bố mẹ. Hướng dẫn cách dạy trẻ tập nói chính là điều mẹ cần ngay lúc này, hãy đọc và áp dụng ngay nhé.

1. Thường xuyên trò chuyện với bé:

  • Mẹ sẽ thấy bé thường xuyên rù rì những lời nói tưởng chừng là vô nghĩa nhưng thực ra là bé đang cố gắng giao tiếp cùng với bố mẹ.
  • Hãy thường xuyên nói chuyện cùng bé để bé hiểu được nhiều từ mẹ muốn nói và sẽ nhanh biết nói hơn.

huong-dan-cach-day-tre-con-tap-noi

2. Đặt câu hỏi cho bé:

  • Hãy đặt câu hỏi cho bé “con có muốn uống sữa không?” – “con có thấy chiếc xe kia không?” – “con nhìn thấy bà ngoại đang làm gì không?”

3. Sao chép lại các âm thanh của bé:

  • Vào khoảng 3 – 4 tháng bé sẽ bắt đầu “hóng” chuyện và phát ra những âm thanh tataaaaaa, dadaaaaa,….bố mẹ hãy sao chép lại âm thanh của bé đây là bước đầu để dạy trẻ tập nói và biết cách trò chuyện.

huong-dan-cach-day-tre-con-tap-noi

4. Thể hiện cảm xúc:

  • Từ tháng thứ 6 trở đi bé sẽ nhận ra sự vui mừng hay tức giận trong giọng nói của bạn. Bé sẽ phát âm được nhiều hơn, sẽ rất thích thú nếu bố mẹ nhận ra âm thanh của bé và trò chuyện cùng bé.

5. Giai điệu và bài hát:

  • Bé rất thích nghe giọng hát của mẹ, mẹ không cần lo lắng bé chê giọng mẹ đâu. Không nhất thiết phải là các bài ca dao, chỉ cần là một bài hát mẹ yêu thích bé cũng thích nghe.

huong-dan-cach-day-tre-con-tap-noi

6. Đọc sách:

  • Những quyển sách nhiều màu sắc sẽ kích thích trí tò mò của bé. Bạn hãy thường xuyên cho bé xem sách và lặp đi lặp lại tên của một vật nào đó bé sẽ hiểu ý nghĩa của từ đó.

7. Cử chỉ:

  • Mẹ có thể hướng dẫn bé vẫy tay, chỉ tay,…đây là cách khuyến khích bé giao tiếp trước khi bé biết nói.

8. Xây dựng vốn từ:

  • Mẹ trò chuyện và đặt các hỏi lựa chọn sẽ giúp bé có thêm nhiều vốn từ vựng hơn.

huong-dan-cach-day-tre-con-tap-noi

9. Thời gian:

  • Tận dụng các khoảng thời gian chơi hay kể cả tắm cho bé để trò chuyện và dạy bé thêm về các vốn từ, màu sắc và con vật.
  • Khi mẹ trò chuyện cùng bé, hãy kiên nhẫn đợi bé trả lời. Đừng giục bé hay trả lời thay cho bé.

10. Đừng quá kỳ vọng:

  • Bố mẹ không nên kỳ vòng bé có thể sẽ phát âm rõ ràng trong những lần nói chuyện đầu tiên. Mẹ hãy cố gắng lắng nghe những điều bé đang cố gắng nói ra.

11. Loại bỏ tiếng ồn:

  • Hãy tắt tivi, điện thoại,…để mẹ và bé có thể cùng nhau tập nói một cách tập trung nhất.

Khi nào bố mẹ cần lo lắng về khả năng nói của trẻ:

  • Bé không bập bẹ, không gọi “mẹ” – “ba” khi bé được 12 tháng
  • Bé không có phản ứng khi được gọi tên, không biết chỉ đồ vật khi bé được 18 tháng.
  • Bé không bực mình khi bố mẹ không hiểu bé nói gì hoặc bé rất ít khi trò chuyện đến khi bé được 24 tháng.
  • Bé không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, không nói được 2 cụm từ khi bé được 30 tháng.
  • Bé không thể đặt câu hỏi, bố mẹ không thể hiểu bé nói gì khi bé được 36 tháng.
Bình luận