Dạy trẻ theo phương pháp giáo dục sớm Shichida của Nhật Bản ( phần 2 )

Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về các điều cơ bản trước khi áp dụng dạy trẻ theo phương pháp giáo dục sớm Shichida của Nhật Bản. Ở phần 2 này sẽ là 22 bài học và chơi mà bố mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng xem bài nào phù hợp với bé nhà mình.

27 bài học và chơi theo phương pháp giáo dục sớm Shichida mẹ có thể lựa chọn và áp dụng

1. Cảm thụ âm: Mẹ hãy để trẻ được tiếp xúc với môi trường âm nhạc, được nghe các bài nhạc bé thích ( không nhất thiết phải là nhạc cổ điển như mọi người nghĩ ). Mẹ có thể chơi đùa cùng trẻ thông qua các dụng cụ phát ra âm nhạc hoặc nhún nhảy cùng bé qua các bài hát. Nếu mẹ thấy bé có sở thích âm nhạc và muốn định hướng cho bé theo con đường âm nhạc thì 2 – 3 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban--phan-2

2. Đọc truyện:  Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và đọc truyện cho bé nghe ( những bộ truyện có tranh và chữ kèm theo ) Trẻ càng được nghe nhiều thì từ vựng của trẻ càng phong phú và khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển mạnh hơn. Bé có khả năng tiếp thu được rất nhiều kiến thức mà bố mẹ truyền tải, bố mẹ hãy dành cho bé mỗi ngày 5 – 10 phút để đọc truyện cho bé nghe nhé.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban--phan-2

3. Flash Card: Đây là trò chơi rất tốt cho não phải của bé, trò chơi giúp phát huy trí nhớ, phản xạ và khả năng nhớ của bé. Cách chơi rất đơn giản, mẹ giơ tấm card đó ra cho trẻ nhìn và đọc từ vựng có in trên tấm Card đó. Cho bé nhìn khoảng 1 giây/ 1 card. Cứ thay phiên nhau giơ qua lại và lặp đi lặp lại trong nhiều ngày. Bé sẽ có khả năng ghi nhớ được những gì mẹ đang truyền tải.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban--phan-2

4. Màu sắc: Việc rèn luyện về màu sắc giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật và năng lực biểu hiện. Khi mới luyện tập mẹ có bé xem những màu đơn giản như đen trắng rồi sau đó mới tăng dần số lượng các màu lên. Cách chơi trò này khá đơn giản, mẹ có thể mua 1 túi bóng nhựa nhiều màu sắc, để trong 1 chiếc thùng và mẹ nhặt từng quả bóng lên nói màu sắc cho bé nhìn. Sau 1 thời gian, mẹ hãy nói tên màu mình muốn để bé nhặt lên đưa cho mẹ.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban--phan-2

5. Hình dáng, hình họa: mẹ có thể dạy cho trẻ nhận biết các hình cơ bản khác nhau như hình vuông, chữ nhật, hình tròn,….nếu các hình có màu sắc khác nhau thì mẹ có thể kết hợp luyện tập cho bé thêm về màu sắc.

6. Kích thước: Đặt trước mặt bé các đồ vật có kích thước khác nhau và chỉ bé biết đồ vật nào to, đồ vật nào nhỏ. Sau 1 thời gian khi bé đã phân biệt được to và nhỏ, mẹ có thể đặt 3 – 4 đồ vật cạnh nhau để bé nhặt ra cái nào to nhất và cái nào nhỏ nhất. Hoặc đồ vật vào cao hơn, đồ vật nào thấp hơn.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban--phan-2

7. Ngón tay: Để luyện tập sự khéo léo và độ tập trung cho bé thì mẹ đừng quên phương pháp này nhé. Mẹ hãy dạy bé cách cầm nắm các đồ vật từ 5 ngón xuống 4 ngón, 3 ngón và 2 ngón.

8. Skinship: Khi ba mẹ tắm cho con hãy chỉ cho con biết từng bộ phận của cơ thể mình. Khi bố mẹ thay tã bỉm cho con hãy cưng nựng xoa đầu con thể hiện tình yêu của bố mẹ với con.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban--phan-2

9. Con số: Giống như Flash Card, bố mẹ hãy đánh số lên các tấm Card vừa đọc vừa giơ cho bé nhìn. Khi bé đã có sự nhận biết về các con số, bố mẹ có thể dạy con về cách cộng trừ các con số đơn giản.

10. 5 giác quan: mẹ nên thường xuyên dẫn trẻ ra ngoài ngắm nhìn thiên nhiên, ngửi mùi hoa cỏ, ….dẫn bé đến các phòng triển lãm tranh…..các bãi biển và tiếp xúc với các loài động vật.

11. Xếp hình: Đây là trò chơi phổ biển nhất các bé hay chơi. Mẹ có thể mua các bộ xếp hình bằng các khối nhựa to để bé luyện tập lắp ráp.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban

12. Phán đoán: trò chơi này giúp trẻ luyện tập trực quan rất tốt, rất có ích trong việc phán đoán tình huống sau này. Mẹ có thể giấu viên bi trong tay và cho bé đoán xem mẹ giấu bi trong tay nào.

13. Ghép hình: Bài học này sẽ giúp não trái và não phải đồng thời cùng hoạt động. Ngoài ra còn tăng cường trí tưởng tượng, tư duy và cả tính nhẫn nại của trẻ. Cách chơi rất đơn giản, mẹ mua các bộ ghép tranh về cùng xếp với bé, đoạn này khó bé chưa ghép được mẹ hãy đưa ra các gợi ý để bé có lựa chọn chính xác.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban--phan-2

14. Trí nhớ: Để rèn luyện trí nhớ của bé, bố mẹ hãy khuyến khích bé kể lại câu chuyện đã được bố mẹ kể nhiều lần. Hoặc hỏi bé xem hôm qua đã được cho ăn quả gì? Món gì?

15. Ám thị: Đây là trò chơi giúp bé có hứng thú và nhiều động lực để làm việc. Hãy dành tặng cho bé những lời khen, khuyến khích bé làm việc như: tự đeo giày dép, tự mặc quần áo,…thay vì ra lệnh hoặc trách mắng bé.

16. Trí tưởng tượng: Mẹ có thể kích thích trí tưởng tượng của bé bằng cách cùng bé nhập vai vào nhân vật nào đó. Hôm sau mẹ với bé lại đổi vai trò cho nhau.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban

17. Liên tưởng: Hãy hỏi bé những câu hỏi giúp bé liên tưởng như: con nghĩ biển sẽ như thế nào?.....Bất kể bé nói ra điều gì đều được, mẹ đừng vội chê trách bé nói sai vì như thế bé sẽ không tự tin nói tiếp nữa.

18. Vẽ: Hãy khuyến khích bé vẽ, không được chê bé vẽ xấu, không la mắng bé khi bé vẽ ra sàn nhà hay lên tường. Nếu bé vẽ ra sàn hay lên tường, khi kết thúc buổi vẽ mẹ hãy nói cho bé hiểu phạm vi bé được vẽ.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban

19. Trò chơi mê cung: Các trò chơi tìm đường đi ngắn nhất, tìm đường đi đến đích đúng,….sẽ giúp bé có cách nhìn tổng quát, phân tích xử lý các thông tin để đưa ra các phán đoán đúng.

20. Tập diễn kịch, diễn thuyết: Hãy dạy con tập diễn thuyết về bản thân trước cả gia đình,….những đoạn kịch ngắn….lưu ý, khi bé nói sai hay nói những điều gì ngớ ngẩn bố mẹ không được trách mắng hay chế giễu làm bé thiếu tự tin.

21. Dạy bé đọc thơ, hát: Hãy dạy bé đọc thơ hay học thuộc các bài hát, ca dao, đồng dao,…vừa giúp bé rèn luyện trí nhớ và tăng vốn từ vựng.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban

22. Tính toán: Dạy bé biết cách tính đếm cộng trừ từ những chữ số đơn giản,…..giúp bétăng khả năng xử lý thông tin và năng lực tập trung.

23. Xem giờ: Hãy dạy bé cách xem giờ kết hợp với những mốc quan trọng trong ngày như: 8h sáng rồi ăn sáng thôi….12h mình ăn trưa …..18h tối bố về…21h đi ngủ thôi….khi bé đã có khái niệm về giờ thì dạy bé thêm về giây và phút. Giúp bé có thói quen và nề nếp chuẩn xác giờ.

24. Thứ tự: Dạy bé biết cái nào bên phải, cái nào bên trái, cái nào trước, cái nào sau,…giúp trẻ có nhận thức về không gian, vị trí và tọa độ.

25. Mua hàng: Hãy bày các trò chơi đi chợ, đồ hàng cho bé chơi,…thông qua đó bé biết được giá trị của tiền tệ và cách thức mua bán hàng.

day-tre-theo-phuong-phap-giao-duc-som-shichida-cua-nhat-ban

26. Phát hiện điểm sai: Các trò chơi tìm điểm khác nhau giữa 2 bức tranh sẽ rất giúp ích trong trò chơi này. Giúp bé tăng khả năng quan sát, tập trung, phân tích và đánh giá.

27. Luyện hình ảnh: Mẹ hãy cho bé xem 1 bức tranh đơn giản, có thể chỉ là 1 tờ giấy vẽ 1 vòng tròn. Hãy bảo bé nhắm mắt và tưởng tượng hình ảnh đó trong đầu,….lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ có khả năng ghi nhớ và tập trung tốt.  

Để phương pháp giáo dục sớm Shichida có thể thành công – Cha mẹ chính là chìa khóa

Bình luận