Dạy con trẻ tập lẫy

Nhiều mẹ cho rằng, lẫy là bản năng của bé cần gì phải dạy. Điều đó có thực sự đúng không? Theo một số chuyên gia chỉ ra rằng, bé biết lẫy sớm sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của bé. Chính vì thế các mẹ hãy quan sát bé nhà mình để lựa chọn đúng thời điểm dạy con trẻ tập lẫy nhé.

Lẫy là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng của trẻ, là thời điểm bé biết dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Những bé nhanh thì có thể hơn 2 tháng đã biết lẫy, có bé 4 – 5 tháng biết lẫy và cũng có bé bỏ qua luôn giai đoạn này.

day-con-tre-tap-la

1. Dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu tập lẫy:

  • Khi mẹ để bé nằm sấp bé có thể tự ngóc đầu dậy. Tay chống trước ngực nâng đỡ phần cổ và lưng.
  • Khi bé nằm ngửa, bé hay nhấc chân lên đung đưa qua lại.
  • Bé thích nằm nghiêng.

day-con-tre-tap-la

2. Những lưu ý khi dạy con trẻ tập lẫy:

  • Tập dần cho bé các bài tập phát triển cơ.
  • Mỗi lần tập chỉ khoảng 2 – 3 phút. Không cho bé tập trong khoảng thời gian dài.
  • Không cho bé tập khi bé vừa ăn no.
  • Cho bé tập thời điểm bé vui vẻ hợp tác. Không nên cho bé tập khi bé buồn ngủ cáu ngắt sẽ hình thành tính cách phản kháng ở bé.

day-con-tre-tap-la

  • Cho bé tập nơi bằng phẳng, không trơn trượt, không gian rộng.
  • Cho bé tập lẫy cả bên trái và bên phái.
  • Cổ vũ, động viên, khen ngợi bé. Không áp lực bé.

3. Dạy con trẻ tập lẫy:

  • Để đồ vật bé thích ở 1 khoảng cách gần bé. Khi bé muốn lấy đồ chơi bé sẽ cố gắng rớn mình để nắm bắt món đồ.
  • Mẹ nằm nghiêng bên cạnh bé để động viên bé nghiêng người lăn đến gần mẹ.
  • Cho bé nằm sấp để luyện tập cơ cổ cho bé.

day-con-tre-tap-la

  • Đặt bé nằm nghiêng với một chiếc chăn chắn ở sau lưng để bé quen với vị trí này.
  • Khi bé thích nằm sấp và muốn vươn tay lấy món đồ mà chưa lấy được. Mẹ hãy hỗ trợ lực đẩy ở chân bé.
  • Khi bé nằm nghiêng mà chưa lật được, mẹ hãy hỗ trợ dùng lực ở mông bé.

Chúc  mẹ và bé thành công!

Bình luận