10 bệnh trẻ em trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa hè

Thời tiết chủ đạo của mùa hè là nóng, ẩm tạo môi trường thuận lợi để vi rút, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở. Khoảng thời gian khiến con người mệt mỏi và xuống sức nhanh, đặc biệt ở trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng thấp cộng với mầm mống gây bệnh luôn hiện hữu xung quanh, do đó tỉ lệ mắc bệnh thường cao hơn các mùa khác. 
Dưới đây là các bệnh trẻ em trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa hè ở trẻ mà các bậc phụ huỳnh cần lưu ý để có những biện pháp phòng tránh phù hợp cho bé. 

cach-phong-chong-cac-benh-thuong-gap-o-tre-em

10 bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè
1.    Bệnh tay-chân-miệng 
Tác nhân gây bệnh là các loại vi rút đường ruột như Coxsackievirus A16, Enterovirus 71. Biểu hiện ban đầu là sốt và đau họng, mệt mỏi sau đó nổi các mụn lở trong miệng và cổ họng.  

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-chan-tay-mieng


Bệnh hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm tuy nhiên nó làm trẻ đau rát rất khó chịu dẫn đến chán ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-chan-tay-mieng


Không có thuốc đặc trị cho bệnh này, phụ huynh có thể sử dụng thuốc hạ sốt, chống nhiễm trùng, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và theo dõi sát sao, khi cần thiết nên đến gặp bác sĩ.    

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-chan-tay-mieng


2.    Bệnh sốt xuất huyết 
Muỗi, đặc biệt là muỗi vằn là nguyên nhân gây bệnh. Tỷ lệ trẻ em mắc sốt xuất huyết vào mùa hè rất cao nên khi thấy trẻ sốt cao bất thường bố mẹ không nên chủ quan, cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng cách.  

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-sot-xuat-huyet


Triệu chứng ban đầu là sốt cao đột ngột 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi chán ăn, đau khắp người sau đó xuất hiện xuất huyết từ nhẹ đến nặng và có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.  

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-sot-xuat-huyet


Cách phòng tránh loại bệnh rất nguy hiểm này là diệt muỗi, có thể dùng vợt muỗi, hương muỗi, thuốc xịt, ngủ trong màn, không cho chúng có môi trường sinh sản như phát quang bụi rậm quanh nhà, không để nước tù nước đọng. 

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-sot-xuat-huyet


3.    Bệnh rôm sảy 
Đặc điểm của trẻ nhỏ là làn da mỏng và nhạy cảm cộng với tiết trời nắng nóng làm giãn mao mạch nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm da hay còn gọi là rôm sảy. 

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-rom-say


Biểu hiện là đốm nhỏ li ti màu đỏ nổi ở phần trán cổ ngực và lưng gây ngứa ngáy và rất khó chịu đối với bé. 

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-rom-say


Phụ huynh nên giữ cho da bé sạch sẽ, ngăn bụi bẩn bám trên da, có thể sử dụng phấn rôm, thuốc bôi mua ở hiệu thuốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian pha nước với mướp đắng, chanh, sắc giới để tắm làm sạch da.  

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-rom-say


4.    Bệnh tiêu chảy cấp:
Bệnh tiêu chảy cấp thường do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra. Các bé trong độ tuổi bắt đầu tập ăn dặm ( 6 – 11 tháng ) hay mắc chứng bệnh này

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-tieu-chay-cap


Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do ăn chặm không đúng cách, chế biến thức ăn không vệ sinh hoặc nguồn nước ô nhiễm.
Biểu hiện: Trẻ thường có tần suất đi ngoài nhiều từ 3 – 10 lần/ngày. Phân sệt, lỏng, có màu vàng, xanh hoặc nâu và có màu hôi tanh, nhiều nước.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-tieu-chay-cap


Trẻ thường xuyên quấy khóc, sốt, buồn nôn hoặc đau bụng. Hãy bổ xung thức ăn ở dạng lỏng và bổ xung nhiều nước cho bé.
Khi trẻ đi phân có máu, nôn ói nhiều, dịch ói có màu xanh lá cây,….tiêu chảy 7 ngày không hết,…sốt và đau bụng nhiều thì hãy nhanh chóng cho bé đi gặp bác sĩ.
5.    Bệnh viêm não Nhật Bản B:
Triệu chứng bệnh: Sốt cao, đau đầu, buồn nồn,…và hay gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-viem-nao-nhat-ban


Bệnh thường bị lây qua muỗi culex ( phát triển mạnh vào mù hè ) từ tháng 5 – 7.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-viem-nao-nhat-ban


Bệnh viêm màng não có thể gây nguy cơ tử vong ở trẻ. Chính vì thế hãy đưa bé đi tiêm phòng ngay từ khi mới sinh.
6.    Bệnh sốt virus:
Sốt virus là bệnh chỉ chung do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh thường khá lành tính và tự khỏi sau 7 ngày.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-sot-virus


Sốt virus có thể lay lan thành dịch khi tiếp xúc ở chỗ đông người.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-sot-virus


Nếu trẻ bị sốt cao liên tục, không hạ, kèm theo các triệu chứng: co giật, nôn, đau đầu,…hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay.
7.    Bệnh thủy đậu:
Là bệnh do virus thủy đậu có tên là Varicella gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Bênh có nhiều con đường lây nhiễm và có những biến chứng nguy hiểm.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-thuy-dau


Bệnh có thể điều trị tại nhà: mặc đồ rộng thoáng mát, tránh ra gió, giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Có thể sử dụng dung dịch xanh methylen bôi lên các mụn nước bị vỡ.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-thuy-dau


Hiện nay đã có các mũi tiêm ngừa thủy đậu nên gia đình hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-thuy-dau


8.    Bệnh ngộ độc thức ăn:
Vào mùa hè hoặc tất cả các mùa trong năm trẻ em rất dễ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải những thức ăn ôi thiu hoặc các thực phẩm có chứa độc tố.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-ngo-doc-thuc-an


Ngộ độc thực phẩm cũng có những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ở các bé dưới 2 tuổi hoặc người già. Hãy lưu ý một vài phương pháp sơ cứu như: Gây nôn cho người bệnh, cho người bệnh uống thật nhiều nước. Hãy giữ lại thực phẩm mà bạn nghi ngờ gây ngộ độc cho bé và mang đến bệnh viên để xác định nguyên nhân gây độc.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-ngo-doc-thuc-an


9.    Say nắng:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị say nắng nếu ở bên ngoài quá lâu trong thời tiết nắng nóng.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-say-nang


Khi phát hiện bé bị say nắng bạn hãy cố gắng hạ thân nhiệt của bé xuống càng nhanh càng tốt bằng cách: Cởi bớt quần áo của bé và đặt bé nằm ở nơi thoáng mát. Quạt mát cho bé ( hoặc có thể sử dụng điều hòa ) và cho bé uống nước ( sữa )
10.     Bệnh sởi:
Là bệnh do virus gây ra và có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-soi


Bệnh sởi rất nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng như: viêm não, viêm phổi, viêm tay giữa, tiêu chảy……

cac-benh-tre-em-tre-so-sinh-thuong-gap-vao-mua-he-benh-soi


Hiện nay đã có vacxin phòng tránh sởi, chính vì thế hãy đưa bé đi tiêm phòng sởi ngay nhé
Cách phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè

cach-phong-chong-cac-benh-thuong-gap-o-tre-em


Làm cho ngôi nhà của bạn thoáng khí và mát mẻ, tránh cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu chẳng hạn không nên cho bé chơi đùa, vận động dưới thời tiết nắng nóng. Không để cho bé mồ hôi nhễ nhại nên tắm thường xuyên để da trẻ sạch sẽ hơn.  

cach-phong-chong-cac-benh-thuong-gap-o-tre-em

 
Nên cho bé ăn chín uống sôi, cần có dụng cụ che đậy thức ăn tránh tiếp xúc với ruồi bọ, bụi bặm.  

cach-phong-chong-cac-benh-thuong-gap-o-tre-em


Tiêm phòng theo khuyến cáo của bác sĩ theo đúng lứa tuổi đúng thời kỳ làm tăng sức đề kháng cho bé.  

cach-phong-chong-cac-benh-thuong-gap-o-tre-em


Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nhà ở để loại bỏ các mầm mống gây bệnh. Dạy cho bé cách vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống và khi chơi đùa như rửa tay bằng xà bông trước khi tiếp xúc với thức ăn…    

cach-phong-chong-cac-benh-thuong-gap-o-tre-em


Những kiến thức bổ ích trong bài viết các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè sẽ giúp cho phụ huynh chăm sóc bé yêu tốt hơn, tránh cho bé mắc phải các loại bệnh và phát triển thể chất một cách khỏe mạnh.
Nguồn: Tổng hợp

Bình luận